Tôn giáo, tín ngưỡng Người_Khương

Phần lớn người Khương theo tín ngưỡng đa thần, gọi là Ruism, một tín ngưỡng với niềm tin vào các viên đá trắng, được thờ phụng như là tượng trưng cho thần Mặt Trời sẽ đem lại điều may mắn cho các mặt của cuộc sống thường nhật của người Khương. Những người sống gần người Tạng thì theo Phật giáo Tây Tạng (Lạt ma giáo). Cũng có các nhóm nhỏ theo Hồi giáoĐạo giáo.

Người Khương thờ phụng 5 vị đại thần, 12 vị tiểu thần, một số vị thần cây, và nhiều viên đá được thờ phụng trong vai trò đại diện cho các vị thần. Một vị thần đặc biệt được thờ phụng tại mỗi làng, được nói tới bằng tên gọi trong các bài thánh ca của các tu sĩ người Khương. Mubyasei hay Abba Chi là vị thần trên trời và được coi là vị thần tối cao. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để nói tới vị thần tổ tiên của đàn ông, Abba Sei. Tại một số nơi, Sơn vương, vị thần núi, lại được coi là vị thần tối cao. Người Khương cũng tuân theo nhiều thực tiễn của Đạo giáo.

Đối với một số người Khương, phần lớn viên đá trắng được đặt tại các góc của mái nhà hay trên các tháp chùa, như là biểu tượng may mắn của mặt trời. Tại mỗi làng đều có một tháp chùa bằng đá nằm tại rìa làng trên đỉnh đồi cận kề. Tháp chùa này thường cao trên 2 m và phần trên cùng nhất của nó được dát bằng một vòng tròn các viên đá trắng nhỏ. Các viên đá trắng lớn hơn cũng được đặt trên chóp nhọn.

Các tháp nhỏ đôi khi cũng được xây dựng trên mái nhà, với bình gốm sứ chứa ngũ cốc được đặt trong tháp. Trên đỉnh tháp, một viên đá trắng được đặt cùng sừng bò và cừu. Theo truyền thống, của nhà của người Khương quay mặt về phía nam và tháp nhỏ này được xây ở mặt bắc của mái nhà, thẳng hàng với của nhà. Mỗi buổi sáng, gia đình người Khương sẽ đốt hương trong tháp và khấu đầu trước tháp, cầu nguyện thần đá trắng che chở cho gia đình.

Tuy nhiên, với quá trình hiện đại hóa, việc thờ phụng thần đá trắng gần như không còn phổ biến như trước kia.